Một số kiểu cánh máy bay Cấu hình của cánh máy bay

Các máy bay cánh cố định có thể có một hoặc nhiều cặp cánh:

  • Monoplane: máy bay một tầng cánh. Đây là kiểu thiết kế trên phần lớn máy bay từ năm 1930s. Cánh được gắn trên thân máy bay theo nhiều vị trí khác nhau so với thân máy bay:
    • Cánh thấp: cánh được đặt gần hoặc dưới của thân máy bay.
    • Cánh đặt ở giữa: đặt ở khoảng giữa thân máy bay.
    • Cánh đặt trên "vai" thân máy bay: cánh được đặt cao hơn nhưng thấp hơn một chút so với đỉnh của thân máy bay.[1][2]
    • Cánh đặt cao: cánh gắn trên đỉnh thân máy bay.
    • Cánh đặt cao hơn thân máy bay: tách biệt hẳn so với đỉnh của thân máy bay.
Cánh đặt thấpCánh đặt ở giữa thânCánh đặt trên vai
Cánh caoCánh đặt tách biệt hẳn thân máy bay

Máy bay cánh cố định cũng có thể có nhiều cánh:

  • Biplane: Máy bay có hai tầng cánh có cùng kích cỡ, cánh được đặt chồng lên nhau ạ. Máy bay hai tầng cánh nhẹ và chắc chắn hơn là máy bay một tầng cánh và nó là thiết kế máy bay phổ biến trước năm 1930s. Máy bay đầu tiên của loài người, Wright Flyer I, là một chiếc máy bay hai tầng cánh.
    • Máy bay hai tầng cánh có hai cánh không giống nhau (unequal-span biplane): là loại máy bay hai tầng cánh trong đó 1 cánh (thường là cánh bên dưới) ngắn hơn cánh còn lại, thiết kế này được sử dụng trên máy bay Curtiss JN-4 Jenny trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
    • Sesquiplane: loại máy bay có tầng cánh bên dưới nhỏ hơn đáng kể so với cánh bên trên như chiếc Nieuport 17 nổi tiếng trong Thế chiến I.
    • Inverted sesquiplane: ngược với loại bên trên, loại máy bay có cánh bên trên nhỏ hơn nhiều so với cánh bên dưới, ví dụ như chiếc Fiat CR.1.
    • Thiết kế hai tầng cánh của Busemann: Cấu hình hai tầng cánh lý thuyết do Busemann phát triển, theo đó giúp giảm thiểu sóng va giữa bề mặt hai cánh nhờ giảm năng lượng của chúng và giảm lực cản.
May bay hai tầng cánh thông thườngMáy bay hai tầng cánh với các cánh khác nhau.SesquiplaneĐảo ngược của sesquiplane
Mặt cắt của máy bay hai tầng cánh do Busemann thiết kế
  • Triplane: máy bay sử dụng ba tầng cánh. Thiết kế này được sử dụng trên chiếc Fokker Dr.I, có tính cơ động cao nhưng sau đó được thay thế bởi các máy bay có độ cơ động tốt hơn.
  • Quadruplane: máy bay có bốn tầng cánh. Chiếc Armstrong Whitworth F.K.10 được chế tạo một số lượng nhỏ nhưng chưa bao giờ tham chiến trong Chiến tranh thế giới 1.
  • Multiplane: Nhiều mẫu máy bay, đôi khi sử dụng nhiều tầng cánh hơn. Chiếc Horatio Frederick Phillips (1907) được thiết kế với hai trăng tầng cánh, và đã bay thành công.
TriplaneQuadruplaneMultiplane

Máy bay nhiều tầng cánh kiểu so le (stagger) có thiết kế tầng cánh trên dịch về phía trước một chút so với tầng cánh bên dưới. Mục đích nhằm làm giảm sự nhiễu động gây ra do áp suất thấp của không khí ở bên trên tầng cánh dưới hòa trộn với không khí áp suất cao ở bên dưới cánh phía trên; tuy nhiên sự cải thiện này khá nhỏ. Kiểu này hay gặp trên nhiều loại máy bay hai/ba tầng cánh nổi tiếng. Có thể xem thêm Beechcraft Staggerwing.

Unstaggered biplaneForwards staggerBackwards stagger
  • Thiết kế cánh nối tiếp có hai cánh đặt nối tiếp nhau, xem Cánh đuôi và cánh phụ bên dưới. Ví dụ chiếc Caproni Ca.60 có chín cánh với ba bộ 3 tầng cánh đặt nối tiếp nhau.
  • Kiểu cruciform wing là kiểu thiết kế bốn cánh riêng lẻ theo dạng hình chữ thập. Chữ thập có thể là một trong hai dạng:
    • Cánh được đặt cách đều nhau như trên tên lửa.
    • Cánh được đặt trên cùng một mặt phẳng nằm ngang, được gọi là X-wing.
Cruciform wing weaponCruciform rotor wing or X wing rotor

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cấu hình của cánh máy bay https://web.archive.org/web/20110811050140/http://... http://aero.stanford.edu/reports/nonplanarwings/Cl... https://ntrs.nasa.gov/api/citations/19760002978/do... http://ultralightaircraftaustralia.com/wp-content/... http://www.flyingmag.com/rectangular-wings https://archive.today/pUDn1 https://www.boldmethod.com/blog/lists/2015/06/6-wi... https://archive.today/OviMG https://www.grc.nasa.gov/WWW/k-12/VirtualAero/Bott... http://adg.stanford.edu/aa241/wingdesign/winggeome...